NẶN TÒ HE QUÁ ẢO DIỆU NHANH NHƯ ĐIỆN Ở SÀI GÒN

39
45



Nghệ nhân tò he Lê Xuân Tung: Nghề lâu đời, thì không dễ mất đi

30 năm tuổi đời, 18 năm tuổi nghề, chơi với bột gạo từ khi mới chập chững biết đi, đó là khoảng thời gian mà nghệ nhân trẻ tuổi Lê Xuân Tung gắn bó với loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam: làm tò he.
Sinh ra tại làng Xuân La (Phú Xuyên, Hà Tây cũ), cũng như bao đứa trẻ khác trong làng, ngay từ bé Lê Xuân Tung đã được tiếp xúc với với những cục bột gạo đầy màu, nguyên liệu chính để làm tò he. Với sự khéo tay, giàu trí tưởng tượng cũng như chỉ dẫn của những nghệ nhân lớn tuổi khác trong làng, chẳng bao lâu sau Xuân Tung đã có thể tự tay làm ra những món đồ chơi đầy màu sắc cho chính mình.
Rời làng, vào Nam lập nghiệp, trải qua bao khó khăn của cuộc sống nơi đất khách quê người nhưng Xuân Tung chưa bao giờ từ bỏ nghề làm tò he. Hiện nay, mọi người có thể dễ dàng bắt gặp quầy tò he của Xuân Tung tại công viên Đầm Sen vào mỗi dịp cuối tuần. Quầy tò he của anh rất đơn giản, chỉ gồm có một chiếc bàn gỗ xếp, khay đựng bột nặn, chiếc ghế và nụ cười thường trực của anh mỗi khi thấy những đứa trẻ tò mò, thích thú trước những món đồ chơi do mình làm ra.

Tuy nhiên, để có được sự ổn định như bây giờ thì Xuân Tung đã phải trả qua rất nhiều vất vả. Sau nhiều thăng trầm với nghề, Xuân Tung cùng người anh em của mình là Lê Xuân Tùng đã gặt hái được những quả ngọt đầu tiên trong việc đưa tò he đến với đông đảo mọi người, đặc biệt là trẻ em thành phố, vốn dĩ chỉ biết đến những món đồ chơi hiện đại. Anh em Xuân Tung, Xuân Tùng đã mạnh dạn đem tò he đến với những chương trình truyền hình thực tế, cầu nối ngắn nhất để đưa loại hình nghệ thuật dân gian này đến với cả nước.
Bên cạnh đó, anh cũng sáng tạo ra những cách làm tò he đặc biệt, ví dụ như chân dung tò he hoặc tranh tò he, làm cho món đồ chơi truyền thống này gần gũi với những người dân thành thị hơn.
Giữa cuộc sống tấp nập ở thành thị, nơi mà những đứa trẻ chỉ biết đến những trò chơi điện tử hay những món đồ hiện đại, thì một người vẫn gắn bó với món đồ chơi dân gian như Xuân Tung thật hiếm.

Anh như một gạch nối giữa dân gian và hiện đại, miệt mài giữ cho truyền thống không bị mất đi. Khi được hỏi có sợ nghề làm tò he mai một hay không, anh cười sảng khoái cho biết: “Cái nghề làm tò he này đã có được năm, sáu trăm năm thì không dễ mất đi vậy đâu. Ngày nào người dân Xuân La còn thì tò he vẫn còn”.

Hy vọng trong tương lai, nhờ những nghệ nhân trẻ tuổi nhưng đầy nhiệt huyết như Lê Xuân Tung mà những con tò he đầy hình dạng và màu sắc sẽ trở thành món đồ chơi gần gũi với bất kì đứa trẻ nào.

Nguồn: https://chaoticpharmacology.com/

Xem thêm bài viết khác: https://chaoticpharmacology.com/am-thuc/

39 COMMENTS

  1. Tò he.Ôi tuổi thơ của mình cứ đứng xem bác ấy nặn chả muốn vào học. Đôi khi còn ngồi ăn vạ để mẹ mua cho một cái.huu

  2. muốn có một con quá
    hình 12 con giáp cũng hay

    ai muốn cũng có thể mua nếu năm nay bạn đi du lịch đầm sen
    ở đó có bán rất nhiều
    mình đã có

  3. Mõi 1 nghệ nhân có 1 nét đẹp riêng ko ai giống ai..hầu như các nghệ nhân o miền bắc thì nét tinh xão đẹp hơn ở trong nam.

  4. Có cây lược sẵn sẵn ngứa đầu lấy cây lược rải cái làm bánh cho mọi người ăn tiếp ngon ngon 🤣🤣🤣🤣🤣🤣
    Tôi chỉ là tưởng tượng thôi nhe đừng chách tôi 😁😁😁😁

  5. @Phạm Dũng cho em xin contact của chú Lê Xuân Tung nha! hoặc địa chỉ của chú! Cám ơn anh nhiều!

  6. nhận nặn tò he phục vụ lễ hội nhà hàng khách sạn sự kiện trường học vv dạy nặn tò he 0369127123

  7. Cái to hè này nhớ cách đây 20 nam về trước mẹ mua về nướng ăn ngon nhớ đến giờ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here